Logo
Dấu điện tử
Cuối tháng 8/2015 trang đã hoàn thiện khâu cuối để hoạt động trở lại sau khi thay đổi giao diện từ ngày 01/08/2015. Với giao diện và cách Quảng bá mới Trang hy vọng sẽ đến được với nhiều đối tượng Quan tâm và người dân Mão Điền hơn.
Đóng góp ý kiến/Gửi bài viết: Mục Góp ý nhanh (cuối trang)
Email: XaMaoDien.ttbn@gmail.com
Facebook: http://facebook.com/xamaodien
Website: http://xamaodien.blogspot.com
Hãy truy cập và Like fanpage trên Facebook của Mao Dien News để cập nhật nhanh nhất tình hình về Trang thông tin xã Mão Điền
TỔNG QUAN VỀ MÃO ĐIỀN
Ranh giới:
- Phía đông giáp với làng Ngăm của huyện Gia Bình.
- Phía bắc giáp với xã Hoài Thượng và sông Đuống.
- Phía tây giáp với thị trấn Hồ.
- Phía nam giáp với xã An Bình.
Diện tích, dân số:
- Diện tích:431ha
- Dân số: hơn một vạn người (tính đến năm 2004)
Mão Điền là một trong trong những xã có diện tích hẹp nhưng dân số đông nhất trong huyện, dân cư sống tập trung với mật độ cao.
Hành chính:
Xã Mão Điền gồm 2 làng chính là làng Thụy Mão và làng Mão Điền. Trong đó làng Mão Điền - theo cách gọi mới - chiếm diện tích và dân số chủ yếu (trước đây làng Mão Điền đã từng được chia thành 2 làng Đông và làng Đoài, nhưng sống không tách biệt, sau này lại gọi chung là một). Tên Mão Điền theo nghĩa chữ Hán là ruộng của làng Thụy Mão.
Trong làng lại chia nhỏ thành các xóm. Phân chia làng, xóm là cách gọi truyền thống từ xưa cho tới nay.
Hiện tại, phân chia hành chính hiện đại phân cấp như sau: Xã - Khu (Thôn) - Xóm.
Làng Mão Điền gồm có các xóm sau: xóm Bàng, xóm Cả, xóm Ngòi, xóm Mận, xóm Công, xóm Hồ, xóm Đình, xóm Tủng, xóm Hậu, xóm Táo, xóm Lũy, 3 xóm Ba (Ba trong, Ba giữa, Ba ngòai) và xóm Nội.
Lịch sử:
Mão Điền là một xã có lịch sử nghìn năm, gắn liền với sự kiện nhà vua thời Lý lấy đất để xây dựng khu lăng mộ, đền Lý Bát Đế (Đền Đô - Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Cư dân sinh sống trên diện tích đất đó đã được nhà vua cho di chuyển đến địa điểm mới, chính là vị trí xã Mão Điền ngày nay.
Văn hóa - lễ hội - di tích lịch sử:
Toàn xã có 4 kỳ lễ hội lớn, trong đó có 3 ngày lễ hội được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Mở đầu là Đình Đoài, được tổ chức ngày 3-2 âm lịch; tiếp theo là Đình Đông, được tổ chức ngày 7-2 âm lịch. Ngày 8-2 âm lịch là Đình Đám của làng Thụy Mão; tiếp đến là Hội Chùa, được tổ chức ngày 15-3 âm lịch( Hội này chỉ tổ chức 3-5 năm/ 1 lần).Trong lễ hội, có tổ chức rước tượng Thánh hoặc Thành Hoàng làng, và có rước Thánh giao hảo giữa các làng.
Những nét độc đáo đặc trưng:
Mão Điền là làng duy nhất trên cả nước có Đình Vật, là nơi chuyên tổ chức thi đấu vật để chọn ra người bản lĩnh, tài giỏi (Vừa phục vụ mục đích tuyển quân trong thời chiến, và phục vụ vui chơi trong lễ hội thời bình). Tuy vậy, Đình Vật đến nay không còn nữa, chỉ còn di tích và các câu chuyện để lại.
Mão Điền là một trong số ít nơi trên cả nước có chợ Âm - Dương, nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người âm và người dương lẫn lộn. Phiên chợ chỉ diễn ra một lần trong năm vào ngày mùng 4 tết âm lịch với nhiều truyền thuyết ly kì hấp dẫn.
Từ thời phong kiến đến những năm cuối của thế kỷ XX, Mão Điền nổi lên một nghề truyền thống là buôn bán cá giống. Cho đến nay nghề vẫn được duy trì tuy nhiên không còn phát triển mạnh như xưa. Nghề cá giống có rất nhiều khó khăn vất vả, nhưng có đặc trưng là người dân phải bôn ba đi khắp nơi trên cả nước để buôn bán nên tầm nhìn, cũng như thông tin của người dân được mở rộng, bên cạnh đó cũng kéo theo những câu chuyện ly kì, thú vị.
Học trò "Làng đại học"
Những năm gần đây, Mão Điền nổi lên trên các phương tiện thông tin đại chúng với cái danh "Làng Đại Học", khi hàng năm liên tục có số lượng lớn thí sinh thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng - đại học trên cả nước.
Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm:
Phát huy bản chất yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, trải qua 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược và bảo vệ tổ quốc, lơp lớp thế hệ thanh niên Mão điền đã hăng hái lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhiều người đã mãi mãi nằm xuống hi sinh cho nền độc lập tự do của dân tộc. Đảng, nhà nước đã vinh danh công trạng của các thế hệ người dân Mão Điền: 2 bà mẹ việt Nam anh hùng, 135 liệt sỹ nhiều thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng
- Phía đông giáp với làng Ngăm của huyện Gia Bình.
- Phía bắc giáp với xã Hoài Thượng và sông Đuống.
- Phía tây giáp với thị trấn Hồ.
- Phía nam giáp với xã An Bình.
Diện tích, dân số:
- Diện tích:431ha
- Dân số: hơn một vạn người (tính đến năm 2004)
Mão Điền là một trong trong những xã có diện tích hẹp nhưng dân số đông nhất trong huyện, dân cư sống tập trung với mật độ cao.
Hành chính:
Xã Mão Điền gồm 2 làng chính là làng Thụy Mão và làng Mão Điền. Trong đó làng Mão Điền - theo cách gọi mới - chiếm diện tích và dân số chủ yếu (trước đây làng Mão Điền đã từng được chia thành 2 làng Đông và làng Đoài, nhưng sống không tách biệt, sau này lại gọi chung là một). Tên Mão Điền theo nghĩa chữ Hán là ruộng của làng Thụy Mão.
Trong làng lại chia nhỏ thành các xóm. Phân chia làng, xóm là cách gọi truyền thống từ xưa cho tới nay.
Hiện tại, phân chia hành chính hiện đại phân cấp như sau: Xã - Khu (Thôn) - Xóm.
Làng Mão Điền gồm có các xóm sau: xóm Bàng, xóm Cả, xóm Ngòi, xóm Mận, xóm Công, xóm Hồ, xóm Đình, xóm Tủng, xóm Hậu, xóm Táo, xóm Lũy, 3 xóm Ba (Ba trong, Ba giữa, Ba ngòai) và xóm Nội.
Lịch sử:
Mão Điền là một xã có lịch sử nghìn năm, gắn liền với sự kiện nhà vua thời Lý lấy đất để xây dựng khu lăng mộ, đền Lý Bát Đế (Đền Đô - Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Cư dân sinh sống trên diện tích đất đó đã được nhà vua cho di chuyển đến địa điểm mới, chính là vị trí xã Mão Điền ngày nay.
Văn hóa - lễ hội - di tích lịch sử:
Toàn xã có 4 kỳ lễ hội lớn, trong đó có 3 ngày lễ hội được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Mở đầu là Đình Đoài, được tổ chức ngày 3-2 âm lịch; tiếp theo là Đình Đông, được tổ chức ngày 7-2 âm lịch. Ngày 8-2 âm lịch là Đình Đám của làng Thụy Mão; tiếp đến là Hội Chùa, được tổ chức ngày 15-3 âm lịch( Hội này chỉ tổ chức 3-5 năm/ 1 lần).Trong lễ hội, có tổ chức rước tượng Thánh hoặc Thành Hoàng làng, và có rước Thánh giao hảo giữa các làng.
Những nét độc đáo đặc trưng:
Mão Điền là làng duy nhất trên cả nước có Đình Vật, là nơi chuyên tổ chức thi đấu vật để chọn ra người bản lĩnh, tài giỏi (Vừa phục vụ mục đích tuyển quân trong thời chiến, và phục vụ vui chơi trong lễ hội thời bình). Tuy vậy, Đình Vật đến nay không còn nữa, chỉ còn di tích và các câu chuyện để lại.
Mão Điền là một trong số ít nơi trên cả nước có chợ Âm - Dương, nơi diễn ra sự trao đổi mua bán giữa người âm và người dương lẫn lộn. Phiên chợ chỉ diễn ra một lần trong năm vào ngày mùng 4 tết âm lịch với nhiều truyền thuyết ly kì hấp dẫn.
Từ thời phong kiến đến những năm cuối của thế kỷ XX, Mão Điền nổi lên một nghề truyền thống là buôn bán cá giống. Cho đến nay nghề vẫn được duy trì tuy nhiên không còn phát triển mạnh như xưa. Nghề cá giống có rất nhiều khó khăn vất vả, nhưng có đặc trưng là người dân phải bôn ba đi khắp nơi trên cả nước để buôn bán nên tầm nhìn, cũng như thông tin của người dân được mở rộng, bên cạnh đó cũng kéo theo những câu chuyện ly kì, thú vị.
Những năm gần đây, Mão Điền nổi lên trên các phương tiện thông tin đại chúng với cái danh "Làng Đại Học", khi hàng năm liên tục có số lượng lớn thí sinh thi đỗ trong kỳ thi tuyển sinh cao đẳng - đại học trên cả nước.
Truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm:
Phát huy bản chất yêu nước, anh dũng chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, trải qua 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc xâm lược và bảo vệ tổ quốc, lơp lớp thế hệ thanh niên Mão điền đã hăng hái lên đường chiến đấu bảo vệ tổ quốc, nhiều người đã mãi mãi nằm xuống hi sinh cho nền độc lập tự do của dân tộc. Đảng, nhà nước đã vinh danh công trạng của các thế hệ người dân Mão Điền: 2 bà mẹ việt Nam anh hùng, 135 liệt sỹ nhiều thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng
Ngày nay Đảng, chính quyền nhân dân Mão Điền luôn luôn thực hiện và làm tốt chính sách hậu phương – quân dội, đền ơn – đáp nghĩa, nghĩa trang liệt sỹ Mão điền được thường xuyên quan tâm cải tạo, nâng cấp khang trang sạch đẹp, đời sống của các thân nhân liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công ngày càng được cải thiện, nâng cao.
Cùng với truyền thống yêu nước anh dũng buất khuất trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc Mão điền cũng có truyền thồng cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản xuất, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao.
Danh sách cán bộ Đảng ủy, UBND, HĐND xã Mão Điền
STT | Họ tên | Chức danh | Di động | Cơ quan |
1 | Ngô Huy Nghinh | Bí thư Đảng ủy | 0947104855 | 0222.3783477 |
2 | Vũ Quang Độ | Chủ tịch UBND | 0949191868 | 0222.3783488 |
3 | Vũ Trọng Hùng | Phó Bí thư Đảng ủy | 01683380145 | |
4 | Nguyễn Khắc Hiến | Phó Chủ tịch HĐND | 0983873706 | |
5 | Nguyễn Đình Hân | Phó Chủ tịch UBND | 0979783037 | |
6 | Vũ Văn Mạnh | Phó Chủ tịch UBND | 0904056919 | |
7 | Nguyễn Xuân Vy | Chủ tịch MTTQ | 0919817956 | |
8 | Nguyễn Chí Hiển | Chỉ huy trưởng quân sự | 0916945127 | |
9 | Nguyễn Khắc Hà | Trưởng Công an | 0944190458 | |
10 | Nguyễn Đình Điển | Phó Trưởng Công an | 0986896158 | |
11 | Ngô Đắc Loan | Phó Trưởng Công an | 0916945101 | |
12 | Nguyễn Khắc Hãn | Chủ tịch Hội Nông dân | 0973617761 | |
13 | Vũ Thị Năng | Chủ tịch Hội Phụ nữ | 01663192778 | |
14 | Nguyễn Thế Hà | Chủ tịch Hội CCB | 0976392419 | |
15 | Nguyễn Nhân Hoàn | Bí thư đoàn xã | 0989197211 | |
16 | Nguyễn Tiến Bền | Văn phòng đảng ủy | 0983642415 | |
17 | Nguyễn Duy Thanh | Văn hóa Thông tin | 01697420048 | |
18 | Nguyễn Hữu Bình | Thương binh Xã hội | 01273852260 | |
19 | Đỗ Đăng Sáng | Tư pháp hộ tịch | 01683380172 | |
20 | Ngô Huy Điệp | Tư pháp | 0949191798 | |
21 | Vũ Đăng Độ | Tài chính kế toán | 01683379839 | |
22 | Nguyễn Đức San | Địa chính xây dựng | 0977256419 | |
23 | Vũ Đăng Hách | Địa chính NNMT | 01664536343 | |
24 | Nguyễn Xuân Hòa | Văn phòng thống kê | 01256635398 | |
25 | Nguyễn Thị Bình | Văn phòng một cửa | 0984357007 |
0 nhận xét:
Đăng nhận xét