Mô
hình nuôi lươn không bùn trong bể nước đang phát triển đem lại cho hiệu quả
kinh tế cao gấp 5 – 6 lần so với truyền thống cho người dân ở vùng ven TP.HCM.
Đây là nghề đang được nhiều người quan tâm phát triển.
Được xem là người đi đầu trong việc nghiên cứu áp dụng và phát
triển mô hình này. Đến nay, anh Đoàn Kim Sơn ở Ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện
Hóc Môn, TP.HCM đã có 3 cơ sở chuyên nuôi lươn không bùn và trở thành đầu mối
lớn, cung cấp lươn sạch cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân
cận.
Theo anh Sơn thì ưu điểm của việc phát triển đàn lươn trong hồ
xi măng không bùn là không đòi hỏi diện tích rộng nhưng thả nuôi với mật độ
cao, khoảng 800 con/m2, lại không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời tiết kiệm
chi phí, rút ngắn thời gian, giúp người nuôi thuận lợi hơn trong việc chăm sóc,
theo dõi quá trình sinh trưởng và giảm tối thiểu dịch bệnh so với môi trường
trong ao hồ có nhiều bùn đất. Theo anh Sơn “ Hiện tại đây là mô hình tốt nhất,
đem lại hiệu quả kinh tế cao”.
Việc thiết kế chuồng trại nuôi lươn cũng cần được chú trọng. Mỗi
chuồng nuôi lươn có kích thước khác nhau, phải có các vạt tre giống như các vạt
giường có khoảng cách 2 thanh 5 x 5 cm, đặt chồng lên nhau với. Đồng thời lượng
nước trong hồ phải đạt từ 30 – 40 cm.
Cách chăm sóc lươn ăn cũng không tốn nhiều thời gian và công
sức, thức ăn cho lươn là các loại cá tươi trộn với cám với tỷ lệ 7/3 được xay
nhuyễn rồi vón cục đặt trên vỉ. Thông thường đối với giống lươn nuôi trong 3
tháng đầu thì mỗi ngày cho ăn 1 lần vào sáng sớm hay chiều tối. Khi lươn đã lớn
thì mỗi ngày cho ăn 2 lần. Sau khi cho lươn ăn từ 2 – 3 tiếng phải thay nước để
đảm bảo môi trường.
Khi giá lươn trên thị trường giao động ổn định từ 100 –
150.000đ/ 1kg, mỗi năm anh Sơn thu lợi hàng trăm triệu đồng từ mô hình này. Với
việc thành công trong mô hình nuôi lươn không bùn, mỗi ngày cơ sở của anh Sơn
tiếp đón nhiều khách tham quan học hỏi và được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật,
bao tiêu sản phẩm cho những ai có ý định đến với nghề này. Bên cạnh đó, cơ sở
này còn giải quyết việc làm cho hơn 30 lao động địa phương, giúp họ ổn định
cuộc sống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét