So với hình thức địa táng
truyền thống thì hỏa táng giúp tiết kiệm nhiều chi phí, vừa nhanh gọn, sạch sẽ,
không phải qua cải táng, di dời mộ , không ảnh hưởng đến đời
sống tâm linh. Hỏa táng mang lại một kết thúc vẹn toàn và thoải mái cho người
đã khuất cũng như những người đang sống.
Lợi ích từ hỏa
táng
Đa số người dân Việt Nam đều
có chung suy nghĩ “nghĩa tử là nghĩa tận” và ai cũng mong muốn người thân của
mình khi khuất núi phải được “mồ yên mả đẹp”. Vì vậy, việc lo hậu sự cho người
quá cố bao giờ cũng được toàn thể gia đình, anh em họ hàng, bạn bè thân thích
gần xa, bà con lối xóm, cùng xắn đáo lo
toan nhằm hạn chế tối đa những chuyện “ma chê, cưới trách”.
Lâu nay, địa táng vốn là hình thức mai táng
quen thuộc theo phong tục truyền thống,song gây tốn kém mất vệ sinh ảnh hưởng
đến sức khỏe thân nhân gia đình.
Trong
xã hội hiện đại ngày nay, theo các nghiên cứu và ý kiến của các nhà tâm linh
học, hỏa táng là phương pháp văn minh, tiên tiến hơn so với hình thức địa táng
truyền thống.
Hỏa táng mang lại nhiều điều tốt đẹp cho cả
người đã khuất và ngườii đang sống.
Theo
quan niệm của đạo Phật, con người ta dù là giàu sang hay nghèo khó, ai ai cũng có
một lần phải chết, thân xác sẽ trở về với cát bụi - “thân xác là nhân duyên,
nếu bị chết đi, không bao giờ thấy lại được hình dáng cũ, chỉ còn nấm sương hay
là tro cốt và cho dù hỏa táng hay địa táng thì thân xác của người chết cũng
không còn cảm giác nóng hay lạnh.Cốt là không phải chôn đi bới lại Cho nên, hỏa táng sẽ giúp người ra đi
nhẹ nhàng hơn, thực sự được siêu thoát trở về với cát bụi và bình yên. người ở lại cũng thấy yên lòng.
Không còn phải lo đến việc
cải cát sương không sạch……..Vì sức khỏe của những người đang sống, nên yêu
thương người quá cố bằng một cách áp dụng thành tựu khoa học và tiến bộ hơn.
Thời gian gần đây, hỏa
táng đang được nhiều gia đình thực hiện,
bởi lợi ích thiết thực và thể hiện nếp sống tiến bộ, văn minh. Sau 4 năm triển
khai thực hiện Nghị quyết số 20 của HĐND tỉnh từ tháng 7-2011 đến tháng 7-2015,
toàn tỉnh có 3.289/17.496 đám tang hỏa táng, đạt 18,8% so với tổng số. Như vậy,
tỷ lệ đám tang hỏa táng tăng hơn 16% so với mức 2,7% ở thời điểm năm 2010
(trước khi có Nghị quyết 20). Nay Bắc Ninh có Nghị Quyết hỗ trợ 10.000.000 đ
cho một đám thực hiện hỏa táng người chết.
Để hỏa táng trở
thành một thói quen
Công
tác tuyên truyền vận động đến từng nhà dân, cần được các thôn,xóm,các tổ chức
chính trị xã hội,hội người cao tuổi và ban tang lễ quan tâm thăm hỏi, khi gia
đình vừa có người qua đời, động viên đôn đốc gia đình thực hiện việc tang gia
theo nếp sống mới, từ đó tạo sự chuyển biến tích cực.
Khi người dân được nghe tuyên truyền, vận động thấy rõ lợi
ích thiết thực, văn minh của hỏa táng, sẽ thay đổi suy nghĩ và sẵn sàng chọn hỏa táng khi gia
đình có người mất.
Ngoài ra Địa Phương,các
thôn,xóm cần có quy định một số đối tượng khi từ trần bắt buộc phải hỏa táng
như nhóm đối tượng mắc các bệnh dễ lây lan, truyền nhiễm để tránh hiểm họa cho
người còn sống .
Để
tiếp tục vận động, khuyến khích và làm thay đổi nhận thức của người dân về hỏa
táng, các cấp, các ngành cần tăng cường hơn nữa về công tác tuyên truyền, vận
động cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thông qua hệ thống tổ chức của
Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể với hình thức, nội dung đa dạng, phong
phú, phù hợp. Một
giải pháp quan trọng là tinh thần nêu gương của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong
trong thực hiện nếp sống văn minh.
Bác Vũ Quang Hợp
Đài Truyền thanh xã Mão Điền
0 nhận xét:
Đăng nhận xét