CHƯƠNG 4: GIỎI LÀM ĂN
(Phần 1)
1 – Thóc Mão Điền, tiền Lạc Thổ
Cũng như các địa phương khác, kinh tế Mão Điền chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Nhưng do thành lập làng muộn nên ngay từ xưa Mão Điền đã rất ít ruộng. Muốn sinh tồn người nông dân Mão Điền buộc phải mua hoặc cấy rẽ ruộng của các làng lân cận, Gần thì như làng Thụy Mão, làng Ngo, làng Giữa. Xa thì đến làng Ngọ, làng Bưởi Xuyên, làng Hương. Những ruộng này gọi là ruộng phụ canh.
Chính thức ruộng đất của Mão Điền ngày xưa có bao nhiêu?
Duy nhất hiện nay ở Đình Đoài còn tấm bia đá cho biết : vào năm Diên Thành thứ bẩy (1584) số ruộng quan điền (ruộng công) của Mão Điền có trên 100 mẫu. Con số này chỉ phản ánh được ruộng của làng Đoài, còn làng Đông thì không rõ.
Từ năm 1921 , thi hành nghị định cải lương của
chính quyền bảo hộ, ruộng
công được chia cho suất đinh (nam, từ 18
tuổi trở lên). Làng Đoài
mỗi suất được 1 sào 6 thước,
làng Đông mỗi
suất được 1
sào 7 thước. Dân đinh
lúc đó có 800 người (Đoài 500, Đông
300). Vậy số ruộng chia cho suất đinh
cả hai làng có 114 mẫu Bắc Bộ. Đem
cộng với
ruộng làng (chi thu, giáp), ruộng tế đám,
lý trưởng, ruộng
lính, ruộng chùa
v.v… Tổng số ruộng công của hai làng Mão Điền
ước chừng non 200 mẫu (1).
(1) Năm 1962, ruộng đất Mão Điền (Đông + Đoài + Thụy ) là 1.187 mẫu 5 sào 6 thước (427,5 ha). Ruộng ngoại canh do các xã khác cắt trả chiếm trên 30% bằng 359 mẫu 5 sào (129,38 ha). Dân số 5.909 khẩu. Năm 1994:Diện tích là 992 mẫu 2 sào 8 thước (357,21ha). Dân số 11.799 người
Ruộng đất ít lại nằm trong vùng đất trũng, lầy thụt, yếm khí, chưa mưa đã úng, chưa nắng đã hạn. Nhiều lần đê Đuống vỡ (1806, 1819, 1833,
1937) đưa cát về phủ lên cánh đồng làm cho đất bạc mầu. Đó là những khó khăn khiến Mão Điền chỉ cấy được một vụ trong năm. Những chân ruộng cao, trồng được màu “ Giàu
Bán Đọ, có Đường Lang, sang Mả Cuốc “ thuộc loại
nhất đẳng điền rất ít. Hoa màu vì thế không đáng kể.
Điều đáng ghi nhận ở đây là, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất (ruộng ít, thiên tai đe dọa, kỹ thuật canh tác thô sơ) nhưng người dân Mão Điền bằng trí tuệ và sức lực của mình đã vượt lên tất cả. Với bàn tay lao động cần cù, họ đã biến những mảnh đất cằn cỗi thành bờ xôi, ruộng mật, tạo nên bao mùa vàng bội thu. Năng suất lúa của đồng ruộng Mão Điền luôn đứng hàng đầu huyện Siêu Loại. Nhân dân trong vùng
đã ca ngợi tài, trí của họ bằng những câu:
Thóc Mão Điền, tiền Lạc Thổ Trai Đại
Bái, gái Mão Điền
Thứ
nhất Văn Thai, thứ hai Mão Điền
Nhất Đồng Kỵ, nhì Đại Tráng, ba Đình
Bảng. Thứ Tư Mão Điền.
Một nghịch lý đã xảy ra : Thóc lúa nhiều, tại sao người dân vẫn nghèo đói? Ấy là có sự bất công trong xã hội.
Dưới chế độ phong kiến thực
dân, ruộng đất Mão Điền về danh nghĩa được chia cho suất đinh. Nhưng dân đinh chỉ được ruộng xấu ở khu Đìa, chuôm Bến. Số ruộng tốt ở Vàn Nội, Ao Cam v.v… lại dành làm ruộng đình, ruộng cựu huệ và chia cho các người có thế lực. Nhiều gia đình quá nghèo khó thì đến mảnh ruộng suất cũng đem cầm cố, gán nợ. Bởi họ chỉ còn chừng 450 mét vuông đất trồng trọt (1 sào 7 thước) mà hàng năm phải gánh 2,5 đồng thuế thân cùng bao nhiêu
thứ phụ thu lạm bổ khác. Nguyên thóc sương là thóc trả thù lao cho chính quyền xã bảo vệ đồng điền, được quy định trong hương ước 1881, thì trồng
, cấy một vụ, nông dân phải nộp:
Lúa
thu mỗi sào 4 – 5 bó (tương đương 10kg) Đỗ thu mỗi sao 1 mạch (luống) (Khoảng
1kg) Khoai thu mỗi sào 6 mạch (khoảng 18kg)
Vừng thu mỗi sào một mạch (khoảng
1kg) Ngô thu mỗi sào 3 mạch (khoảng 5kg)
Tính cả thuế thân và các thứ phụ thu khác, người làm ruộng Mão Điền cấy được 150 kg thóc thì phải nộp tới 90 kg. Họ chỉ còn non 60 kg để ăn trong 12 tháng (mỗi tháng 5kg thóc). Mà
họ đâu chỉ có một mình. Còn vợ, con, cha, mẹ nữa ! Đấy là nói những năm mưa thuận gió hòa, thóc lúa được mùa. Thực tế không phải năm nào cũng như thế. Ở xứ nhiệt đới nắng hạn, mưa úng, bão lụt và sâu bệnh thường xuyên xảy ra làm cho mùa màng
hư hỏng, thất bát.
Cho nên nông dân
Mão Điền luôn luôn sống trong tình trạng bấp bênh. Chỉ cần sẩy chân là sa xuống đói, nghèo. Văn bia đình Đông cho biết năm Nhâm Tuất, niên hiệu Chính Hòa thứ ba (1682) triều Lê Hy Tông, dân Mão Điền vì đói kém phải bỏ làng mà đi. Sau này dưới thời kỳ thống trị của thực dân Pháp, nhiều người vào Nam làm phu cao
su hoặc lên Phúc
Yên, Lạng Giang
làm ấp (phu đồn điền) là điều không tránh khỏi.
Nguyên nhân thứ hai
không kém phần
quan trọng tác động xấu đến đời sống Mão Điền là tỷ lệ sinh để quá cao (trước đây bình quân là 3 – 4
%, bây giờ sau
nhiều năm vẫn động sinh đẻ kế hoạch, tỷ lệ vẫn còn từ 1,58 – 2,42 %).
Dân số tăng nhanh, ruộng đất lại có hạn. Thế là trời sinh voi nhưng không sinh ra cỏ. Áp lực dân số là một vấn đề phức tạp. Với quan niệm “nhất
nam viết hữu, thập nữ viết vô “, chế độ phong kiến đã không ngăn chặn mà còn thúc đẩy tới mức cao hơn nạn nhân mãn.
Nhằm xóa bỏ bất công xã hội, đáp ứng nguyện vọng của nông dân, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề ra khẩu hiệu “người cày có ruộng”. Vì thế Đảng tập hợp được lực lượng hùng hậu của nông dân, làm cách mạng thành công.
Cải cách ruộng đất mặc dù phạm sai lầm nhưng đã thay đổi về căn bản bộ mặt nông thôn. Nếu được chứng kiến hình ảnh cảm động của những người cày đi cắm thẻ nhận ruộng mới thấu hiểu ý nghĩa của nó.
Hợp tác xã
sản xuất nông nghiệp có thời kỳ trì trệ, yếu kém, nhưng là bước tập dượt cơ bản đề nông dân phát huy sức mạnh tập thể, tiếp thu kỹ thuật canh tác mới.
Nhờ có sức lao động tập thể, Mão Điền đã làm được con máng nổi chạy theo hướng đông – tây dài 15,5 km
và một máng nổi theo hướng đông – nam dài 0,5km,
cùng nhiều mương chân rết, nhận nước từ hệ thống thủy nông Gia – Thuận, tưới trực tiếp cho đồng ruộng. Trạm bơm Đống Xui tiêu úng khi cần thiết. Thế là Mão Điền đã khắc phục được hạn hán, úng và cấy được hai vụ ăn chắc. Hệ số sử dụng ruộng đất đạt 2,3 lần.
Nhờ có tập thể, đồng ruộng được kiến thiết lại thành từng thửa. Tùy theo địa hình mà có thửa 5 sào (dài 75 mét *
rộng 42 mét) hoặc 1 mẫu(dài 120 mét * rộng 30 mét). Hai thửa chung một máng chân rết. Bốn, năm thửa trở lên chung một bờ vùng. Hệ thống bờ vùng, bờ thửa này chẳng những tiện tưới tiêu, vận chuyển mà còn phát huy hiệu quả trong việc nhân giống mới, phòng trừ sâu bệnh. Năng suất lúa ổn định và ngày một nâng cao. Năm 1962 là 3,6 tấn / ha. Năm 1970 là 5,0 tấn/ha.
Cũng nhờ tập thể mà người ta phát huy sức mạnh cộng đồng giải quyết được nhiều vấn đề quốc kế, dân sinh (huy động lương thực cho chiến trường, phân phối nội bộ…). Những vẫn đề này chẳng những ngày xưa không làm nổi mà ngày nay trong cơ chế thị trường cũng khó thực hiện.
Từ năm 1986 với chủ trương đổi mới toàn diện, nông nghiệp Mão Điền như được tiếp thêm sinh khí. Việc chia ruộng đất lâu dài cho nông
dân canh tác, vừa
khắc phục được những mặt yếu kém của hợp tác xã, vừa phát huy tối đã tính chủ động , sáng tạo của người lao động. Trong cơ chế mới, Mão Điền tiếp thu tiến bộ Khoa học – kỹ thuật nhanh nhạy hơn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, do đó của cải cũng giàu có hơn.
Qua 12 năm
liên tiếp được mùa (1986 – 1998) đời sống nhân dân đã cải thiện rõ rệt.
Năm
|
Năng
suất (tạ)
|
Sản
lượng (tấn)
|
Mức ăn bình quân người/năm (kg)
|
Tỷ lệ phát triển dân số (%)
|
1987
|
57,23
|
1.760
|
225
|
2,48
|
1990
|
69,00
|
2.517
|
248
|
2,45
|
1993
|
70,00
|
2.881
|
275
|
2.42
|
1996
|
1.58
|
Tuy nhiên đã
có lời cảnh báo đưa ra từ thế độc canh và tỷ lệ phát triển dân số của Mão Điền. Phải chăng đã đến lúc người nông dân cần suy nghĩ trên thửa ruộng của mình để tìm ra một hướng đi mới, tích cực hơn, vững vàng bước vào thế kỷ XXI.
Phần tiếp theo Chương 4: Giỏi làm ăn -Phần 2
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét