Bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn
hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải heo phân bố ở nhiều nơi trên thế giới,
việc mắc bệnh liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt
Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được
báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị, đến nay, có ít nhất 55
tỉnh, thành có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.
x
Vừa qua, ổ bệnh sán dây lợn
(Taenia solium) từ những con lợn ở thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù
Gia Mập, tỉnh Bình Phước đã được phát hiện. Sau đó, nhiều trường hợp người
nhiễm bệnh sán dây lợn ở địa phương này và các xã lân cận được phát hiện.
Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế),
tùy thuộc ăn hay nuốt phải trứng, hay nang ấu trùng, có thể mắc các thể bệnh
liên quan đến sán lợn.
Chẳng hạn, với bệnh ấu trùng sán
lợn, người ăn phải trứng sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt
phải trứng sán, trứng vào dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên
qua thành ống tiêu hóa vào máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não,
mắt… Trường hợp này là nhiễm từ môi trường bên ngoài cơ thể nên có thể thấy ít
ấu trùng ở các mô.
Trong trường hợp người bệnh có
sán trưởng thành trong ruột, khi đốt sán già rụng, có thể đốt sán bị trào ngược
lên dạ dày do phản ứng của nhu động ruột, sẽ tương tự như ăn phải đốt sán mới,
do đó số lượng ấu trùng sẽ rất lớn. Ấu trùng sán theo máu đến các cơ, mắt hay
não của người và sẽ hóa nang. Tùy thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán mà
người nhiễm có những biểu hiện khác nhau. Nếu nang sán nằm trong cơ sẽ thấy có
những u nhỏ, chắc, kích thước khoảng 1-2cm hoặc bằng hạt đỗ, hạt lạc, di động
dễ, không ngứa, không đau, nằm ở vị trí cơ vân, không ở trên đường đi của hạch
bạch huyết; nếu nang sán nằm trong não, người bệnh có thể bị động kinh, liệt
tay chân hay liệt nửa người, nói ngọng, rối loạn trí nhớ hoặc đau đầu dữ dội;
nếu nang sán nằm trong mắt có thể gây tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù.
Với bệnh sán trưởng thành ở ruột,
người bệnh ăn phải thịt lợn sống hay chưa chín có chứa các nang sán (lợn gạo), khi
đến dạ dày, ấu trùng sán sẽ thoát nang và bám dính vào ruột non rồi phát triển
thành sán dây trưởng thành. Sán dây trưởng thành phát triển dần bằng cách nẩy
chồi, sinh đốt mới từ cổ, tạo ra hàng ngàn đốt sán mới, mỗi đốt có khoảng
50.000 trứng, kéo dài chiều dài của sán trưởng thành lên tới 2 đến 12 mét, và
chúng ký sinh trong ruột non nhiều năm. Bệnh sán dây trưởng thành thường không
biểu hiện triệu chứng rõ rệt, chủ yếu là người bệnh có cảm giác khó chịu, bứt
rứt, có những đốt sán tự rụng theo phân ra ngoài. Đốt sán là những đoạn nhỏ,
dẹt, trắng ngà như xơ mít, đầu sán phẳng, một số trường hợp phát hiện thấy có
trứng sán trong phân.
Về điều trị, theo Cục Y tế dự
phòng, nguyên tắc phải chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời ngay khi phát hiện có
đốt sán để tránh bị bệnh ấu trùng sán dây lợn. Việc điều trị bệnh ấu trùng sán
dây lợn phải được thực hiện ở cơ sở y tế với trang bị phương tiện cấp cứu và
phải được theo dõi.
Dấu hiệu nhận biết người bị
nhiễm ấu trùng sán lợn
Đau bụng, buồn nôn có thể là một trong những triệu chứng
báo hiệu bị nhiễm sán lợn
Những
dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ấu trùng sán lợn
- Buồn nôn
- Yếu ớt
- Chán ăn
- Đau bụng
- Tiêu chảy
- Sụt cân và không hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Nếu ấu trùng sán dây đã di cư ra khỏi ruột và hình thành các nang
ở các mô khác, chúng có thể gây ra tổn thương nội tạng và mô, kết quả là:
- Sốt
- Khối nang hoặc u
- Phản ứng dị ứng với các ấu trùng
- Nhiễm khuẩn
- Dấu hiệu và triệu chứng thần kinh bao gồm co giật.
Có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất
kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Với bệnh ấu trùng sán lợn, người ăn phải trứng
sán dây lợn nhiễm trong thức ăn, sau khi ăn hay nuốt phải trứng sán, trứng vào
dạ dày, nở ra ấu trùng, đến ruột non, ấu trùng xuyên qua thành ống tiêu hóa vào
máu và di chuyển đến ký sinh tại các cơ vân, não, mắt… Ảnh minh hoạ: Internet
Theo TS Từ Ngữ (Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam), mỗi loại
giun sán khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây một sức tàn phá khác nhau trong cơ thể.
Chúng có thể ăn lên não, cơ tim, mắt hoặc chỉ gây ngứa, mủ và viêm da.
Khi ăn thịt lợn chưa được nấu chín kỹ thì nguy cơ bị nhiễm sán rất cao. Sán
dây trưởng thành phát triển rất nhanh trong ruột lợn, có thể ảnh hưởng đến não
bộ của con người. Ngoài ra, sán lợn cũng phát triển qua ấu trùng như tiếp xúc
với phân lợn, hoặc tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Điều này có thể lây nhiễm
sang một số mô trong cơ thể con người.
Nếu ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh, điều này có thể khiến bạn
mắc bệnh ấu trùng sán dây lợn ở não (neurocysticercosis), gây nhiễm trùng não
nghiêm trọng. Nếu sán xâm nhập vào não thì người bệnh có thể bị động kinh.
Trường hợp người bị tự nhiễm ấu trùng sán hoặc nhiễm do thức ăn
không vệ sinh có lẫn trứng sán thì những ấu trùng sán này sẽ vào não, mắt, cơ,
da… rất nguy hiểm. Nếu sán làm tổ ở mắt có thể khiến lồi nhãn cầu gây lác mắt,
nhìn đôi, làm bong võng mạc gây giảm thị lực, có thể bị mù. Khi sán chạy vào
não, bạn có thể bị nhức đầu, động kinh, rối loạn tâm thần, rối loạn thị giác,
giảm trí nhớ. Sán làm ổ trong tim sẽ gây rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng van tim,
dẫn đến suy tim.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét