728x90 Banner

Tin mới
Thứ Năm, 3 tháng 12, 2015

[Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 2 - Phần 1)


CHƯƠNG 2: TỪ NHỮNG CÁI AO THẦN KỲ ĐẾN  HUYỀN THOẠI TAM THÁNH

Những người dân làng Báng (Đình Bảng) lần đầu đến ở bờ Nam sông Đuống, quây quần trên một vạt đất cao thuộc cánh đồng Thụy Mão. Người trong vùng gọi xóm mới lập là xóm Báng (1). Gọi mãi thành quen. Dần dần từ Báng được gọi chệch ra thành Bàng – Xóm Bàng, cũng như ở chính làng Báng, gọi chệch đi thành Bảng – Đình Bảng.
(1) Xem thêm Nguyễn Duy Hợp : Bước đầu tìm hiểu về sự dịch chuyển dân cư thời Lý – Nội san Sử học Hà Bắc ấn hành. Tham luận tại hội nghị khoa học “ Vương triều Lý và quốc gia Đại Việt “ – Tháng 7 năm 1985
BÀNG <‐ BÁNG ‐> BẢNG
Đây là phép đồng âm di dịch rất thường gặp. Và nghiễm nhiên xóm Bàng ( tên chữ là Bàng Đức ) chính thức khai sinh và tồn tại  cho đến bây giờ.
Tuy nhiên, buổi đầu đặt chân lên đất này, những người di cư đã gặp không ít khó khăn. Trước hết là sự va chạm với dân bản địa. Truyền thuyết về Lời nguyền của bà Chúa và sự ra đi của hai họ Đức, Nhân ở Thụy Mão, phần nào đã phản ánh điều đó.
Nhưng quan trọng và dai dẳng hơn là cuộc đấu tranh với thiên nhiên để tồn tại và phát triển.
1   . Sự tích những cái ao. Chuyện ông Ba Nghẹ  đào sông.
 Người nào một lần đến Mão Điền đều có chung nhận xét : Ao ở đây nhiều quá !
   Khp làng chnào cũng gp ao. Ao to không quá hai sào. Ao nhchhai, ba thước. Ao nnm kao kia. Nếu không có nhng ngôi nhà, nhng bi cây che khut, thì có cm tưởng mnh đất này như mt tgiy thng lch. Mi lthng y là mt cái ao. Ao chy dc theo đường cái. Ao nm trước nhà, nm sau nhà, nm cnh nhà. Bình thường mi nhà có ít nht mt cái ao. Nhưng cũng không thiếu nhng nhà có ba, bn cái.
Các cụ cao tuổi ở Mão Điền cho biết sở dĩ làng có nhiều ao là do phép của ông Ba Nghẹ.
Ông Ba Nghẹ sống ở thời kỳ nào thì đến nay không ai được biết, nhưng chắc chắn là lâu lắm rồi. Ông là người xóm nào, họ nào,
cũng chẳng ai hay. Tuy nhiên việc Ba Nghẹ là phù thủy cao tay, có tài sai khiến âm binh thì mọi người đều “ chúng khẩu đồng từ”.
Một trong những câu chuyện ly kỳ ấy là có lần ông đã sai âm binh
đào sông, nối liền Mão Điền với Kinh Đô.
Ba Nghẹ định mở đường thủy giao thông hay còn có âm mưu gì khác? Chẳng có bằng cứ gì để chứng minh Ba Nghẹ thiện chí hay cơ hội. Chỉ biết việc ông làm đã kinh động đến nhà vua. Vua sợ ông âm mưu thoán nghịch nên sai quan đến ngăn chặn. Ông Ba Nghẹ phải rút âm binh về. Thế mà mới qua vài đêm, âm binh đã đào nham nhở cả làng. Những thùng vũng đào bỏ dở ấy, nay thành những cái ao. Sự tích những cái ao Mão Điền được lưu truyền từ đời này qua đời khác thật hồn nhiên thú vị. Ai cũng biết có sự hoang đường nhưng chẳng ai nghi ngờ về sự hoang đường của nó.
Tuy nhiên nếu bình tĩnh mà suy xét thì quả thật người Mão Điền đã làm nên những chuyện thần kỳ với những cái ao. Ai cũng biết rằng ở vào vùng đất trũng thì khi làm nhà tất phải đào đất, vượt thổ, đắp nền. Đổ nền cao là yêu cầu bức thiết, nếu không muốn chịu cảnh lụt, ngập về mùa mưa. Dân cư đông đúc, càng làm nhiều nhà, đất đào càng nhiều thêm, theo tỷ lệ thuận. Những ông Ba Nghẹ nhiều vô kể, cứ tồn tại đời này qua đời khác. Và cái ao do họ đào tiếp tục sinh ra như chuyện thần kỳ. Thần kỳ hơn nữa là người ta đã biết lợi dụng hệ thống ao chuôm dày đặc ấy để mở mang và phát triển nghề ươm nuôi cá con “ Mão Điền chi dưỡng tiểu hoa ngư “  như sách Kinh Bắc phong thổ đời Lê ghi chép.
Đến bây giao là chA hoa trong hthng kinh tế VAC ca Mão Đin thi đại mi.

Phần tiếp theo Chương 2: Từ những cái ao thần kì -Phần 2
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!



  • Bình luận Blog
  • Bình luận Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: [Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 2 - Phần 1) Rating: 5 Reviewed By: Unknown