728x90 Banner

Tin mới
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

[Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 2 - Phần 2)


CHƯƠNG 2: TỪ NHỮNG CÁI AO THẦN KỲ ĐẾN  HUYỀN THOẠI TAM THÁNH

2-   Sphân chia Đông, Đoài. Hình nh mt gc hai cành.
Trải qua mấy trăm năm đầy gian lao, thử thách, đến thế kỷ XV
  XVI , Mão Điền đã trụ vững trên địa bàn huyện Siêu Loại. “ Đất lành chim đậu” , từ các nơi dân “tứ chiếng” đã tìm đến đây sinh cơ lập nghiệp. Ban đầu là họ Nguyễn, họ Chu, họ Phạm. Tiếp đến là họ Vũ, họ Lê ở xứ Đông lên, họ Ngô từ xứ Đoài sang, rồi họ Phan ở Đông Ngàn, họ Tô ở Văn Giang… Thậm chí họ Nguyễn Chí ở đàng trong xứ Huế… Tất cả họp thành 12 họ tiên sinh ( nay đã là 60 họ).
Do tha phương, lánh nạn mà ẩn thân. Hoặc đi dạy học, làm thuốc, mến cảnh, yêu người mà ở lại. Góp họ làm làng. Làng Mão Điền lúc ấy gọi là Trang trở nên đông đúc. “ Mão Điền… cừ gia liên tị bình dương như phong vân trận” ( Mão Điền … nhà làm san sát đồng bằng như đám mây bay ) ( Kinh Bắc phong thổ ký )
Đất đã chật càng chật hơn, phải lấn mãi về phía đông, phía nam, tạo ra xóm Táo, xóm Công, xóm Nội.
Người các nơi tụ tập đến mang theo nhiều nhành nghề và phong tục tập quán khác nhau, tạo cho Mão Điền một nếp sống văn hóa đa dạng. Tuy nhiên trong hoàn cảnh đất chật, người đông, tất nhiên không tránh khi nhng mâu thun ny sinh trong ni bnhân dân.
Đến giữa thế kỷ XV áp lực dân số tăng lên đã tạo thành sự quá tải, dẫn đến yêu cầu phân chia lại đơn vị hành chính.
Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết : Năm Hồng Đức thứ 21 (1490), nhà Lê định lệ tách xã như sau :” Xã nào đủ 500 hộ rồi mà thừa ra, lại được 100 hộ trở lên, có thể trở thành một số xã nhỏ nữa, nên đến báo cáo để loại tâu lên, cho tách làm xã khác”.
Được nhà nước trung ương cho phép, Mão Điền nhanh chóng tách làm hai xã. Một xã vẫn mang tên Mão Điền ( Đến đời Nguyễn mới gọi là Mão Điền Đoài), còn một xã mang tên Mão Điền Đông.
(Về năm tách xã, có tài liệu dẫn lời văn khắc trên cột đèn đá ở Đình Đông (nay đã mất) cho rằng Mão Điền chia ra hai làng vào năm Tân Mão, niên hiệu Hồng Đức thứ 2(1471) đời Lê Thánh Tông.
Nếu đúng như vậy thì việc tách xã xảy ra trước quy định đến 20 năm, đến khi ban hành luật mới được chính thức trong công văn, giấy tờ hành chính nhà nước)
Điều đặc biệt là Mão Điền và Mão Điền Đông không phân chia xã theo địa giới. Người làng Đông, làng Đoài vẫn ở lẫn trong 14 xóm. Cùng cày cấy làm lụng trên một cánh đồng. Cùng thờ chung ba vị thành hoàng và cùng tuân theo một phong tục tập quán. Sự phân chia xã được thực hiện theo dòng họ. Họ Nguyễn Xuân , họ Vũ Đăng, hNgô Huy… làng Đoài. HNguyn Duy, Nguyn Đức, Ngô Văn… làng Đông. Khác nhau na là mi làng có mt ngôi đình riêng. Làng Đoài vào đám mng bn tháng ha, làng Đông mng by !
Trên thực tế, sự phân chia như vậy chỉ nhằm dễ cai trị và giải quyết tranh chấp ở nông thôn. Về pháp lý là có hai xã, hai chức danh lý trưởng, hai ngôi đình với chỗ ăn , chỗ ngồi thứ bậc… Song trong tình cảm người dân, Mão Điền chỉ là một, tình làng nghĩa xóm chan hòa. Ví như hình ảnh cây to, một gốc hai cành.

Phần tiếp theo Chương 2: Từ những cái ao thần kì -Phần 3
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!


  • Bình luận Blog
  • Bình luận Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: [Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 2 - Phần 2) Rating: 5 Reviewed By: Unknown