728x90 Banner

Tin mới
Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

[Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 2 - Phần 3)


CHƯƠNG 2: TỪ NHỮNG CÁI AO THẦN KỲ ĐẾN  HUYỀN THOẠI TAM THÁNH


3 - Huyền thoại về ba vị thánh

Giống hệt một cơ thể sống, Mão Điền từ lúc khai sinh đến lúc trưởng thành, đã trải qua thời thơ ấu rất dài. Chắp nối những mẩu chuyện truyền thuyết, ta chỉ hình dung được phần nhỏ giai đoạn trứng nước đầy bấp bênh, bất trắc ấy mà thôi.
Bước sang thế kỷ XV – XVI, Mão Điền đã đủ tư thế là một đơn vị hành chính độc lập, ngang hàng với các làng xã khác trong huyện Siêu Loại. Với việc đuợc chọn làm đại bản doanh của ba viên tướng họ Chu, lịch sử Mão Điền đã sang trang mới.
Thần phả Mão Điền chép rằng ” Ông Chu Ma Độ và vợ là Lý Thị Minh vốn người đất Bắc. Gặp thời loạn lạc phải sang nước Nam ở trang Nghĩa Danh, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc. Ông bà ăn ở phúc hậu nhưng tuổi già mà vẫn chưa có con. Một đêm vào khong gia canh ba, ông Độ mơ thy vthn áo mũ chnh tban cho mt cành quế có ba bông hoa. Sau đó bà Lý ThMinh mang thai. Đến ngày 13 tháng Tám năm Bính Ng(1486) thì sinh ra mt bc ba người con trai. Ba cu bé mt mũi đẹp đẽ, hình dong dĩnh ng, mt rng, hàm h, mt như sư t, tướng mo khác hn người thường. Ông bà vui mng đặt tên con là Hng, Uy và Võ.
Hồng, Uy, Võ thông minh, học giỏi. Năm Quý Dậu(1513) ba anh em cùng đi thi và cùng đỗ tiến sỹ”(?). Sau khi đỗ, cả ba được làm quan tại triều. Trải ba đời vua, có nhiều thành tích, được cất nhắc đến chức Hộ bộ thượng thư kiêm Tham tán mưu sự (?).
Năm 1527 Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê. Ba ông ngoài 70 tuổi (?) vâng mệnh vua Lê dấy binh đánh Mạc. Đánh nhiều trận không thắng, ba ông dẫn quân về đóng tại trang Mão Điền, huyện Siêu Loại. Tại đây ba ông mở hội vật để kén lính.
Nhưng đạo trời thay đổi. Việc biến không ai lường trước được.
Bỗng nhiên thấy mấy đen vần vụ, mưa lớn xối xả, sấm sét ầm ầm. Ba ông tự nhiên vô bệnh mà hóa. Đó là ngày 15 tháng Ba (?).
Khi dân bản trang tới nơi, xác ba ông đã bị mối đùn thành mộ.
Mọi người cho là linh ứng bèn làm biểu tâu về triều đình. Vua Lê hay tin ba vị trung thần hy sinh, rất lấy làm thương tiếc, sai quan viết ngay sắc chỉ phong ba ông làm phúc thần. Lại sai người đến bản trang, triệu dân sở tại gồm các họ Nguyễn, Chu, Phạm làm lễ quốc tế, ra lệnh miễn binh lương tạp dịch ba năm cho dân. Chi 150 quan tin để xã lp miếu th, hàng năm thcúng. Bao phong mtcho ba vlàm Đương cnh thành hoàng vi duhiu Hng Chân cư s, Uy Minh cư s, và Võ Chiêu cư s”.
Bản thần tích trên đây do Hà Lâm viện Đông các đại học sỹ Nguyễn Bính soạn vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572). Sau đó Nguyễn Hiền làm Hùng lĩnh thiếu khanh, quản giám bách thần chép lại vào năm thứ ba niên hiệu Vĩnh Hựu (1737). Tuy nhiên theo lời nói đầu thì mãi đến năm Tự Đức thứ 20 (1867), một viên tú tài người Sơn Tây, xưng là dòng dõi Nguyễn Bính, đem bản thần tích tổ tiên để lại cho Mão Điền mượn “ tương hồi tra cứu” thì lý lịch thành hoàng Mão Điền mới sáng tỏ! Nếu lấy mốc năm Nguyễn Bính viết thần tích (1572) thì đến năm 1867 đã là 295 năm. Một thời gian quá dài cho tình trạng “tam sao thất bản”.
Tuy nhiên bóc tách việc thần thánh hóa nhân vật thành hoàng (cùng sinh một bọc, cùng đỗ tiến sỹ một khoa, cùng hóa một ngày) là mô‐típ văn học dân gian thường sủ dụng. Cũng như một số sai sót về thời điểm thi đỗ ( Thần phả ghi đỗ năm Kỷ Dậu, nghĩa là mới lên bốn tuổi ), về chức tước… Nội dung bản thần tích cho thấy ba vị tướng họ Chu là hình ảnh rất đẹp của những trang nam nhi hào kiệt, vì nghĩa lớn dấy binh, được nhân dân mến phục. Việc “Phù Lê diệt Mạc” không đơn thuần chỉ là theo dòng họ này chống lại dòng họ kia mà còn có ý nghĩa cao hơn thế nữa. Sử sách chả chép rằng khi nhà Minh (Trung Quốc) sai người sang hạch tội, Mạc Đăng Dung và tay chân đã tự trói mình lên biên giới chịu tội đó sao?


Hành động hèn nhát này của nhà Mạc được coi là nhục nhã nhất trong lịch sử. Vậy việc đánh Mạc chẳng phải là bảo vệ quốc thể hay sao? Ba vị tướng họ Chu phù Lê diệt Mạc là thuận ý trời, thuận lòng người. Họ được thờ cúng cũng là chính đáng.
Với việc tôn ba vị tướng họ Chu làm thành hoàng, ta rút ra
được mấy hệ quả sau đây :
1   – Tới thế kỷ XV – XVI, Mão Điền trang đã có đủ tư cách là một đơn vị hành chính trong hệ thống nhà nước phong kiến.
2   – Dân cư Mão Điền đã đông đúc, có những họ lớn như Nguyễn, Chu, Phạm. Họ vừa là tác nhân vừa là chứng nhân lịch sử cộng đồng xã thôn.
3   – Trình độ nhận thức nói chung đã thay đổi. Họ không bằng lòng với việc thờ cũng những vị thần siêu nhiên, siêu thực nữa. (Trước đó Mão Điền thờ thần Bắc Phương làm thành hoàng). Họ muốn vị thần làm biểu tượng cho mình phải bằng xương bằng thịt, có công với nước, được nhà nước công nhận. Nếu vị thần đó gắn bó với làng xã của họ, trừ tai hãn họa cho dân địa phương thì càng hay. Ba vị tướng họ Chu đã thỏa mãn được đầy đủ những yêu cầu ấy.
4   – Ngay từ thời ấy Mão Điền đã được xây đắp như một pháo đài, có lũy cao, hào sâu. Môn đấu vật và hội vật mang tinh thần thượng võ được tổ chức.
Từ chỗ bước đầu chỉ được thờ ở ngôi miếu nhỏ ( Miếu Hào) , ba vị tướng họ Chu mau chóng đi vào đời sống tâm linh của Mão Điền và được thờ cúng ở sáu nơi (hưởng thần lục sở) là Miếu Hào, Nghè, Đình Đoài, Đình Đông, chùa Khánh Lâm và Đình Vật.
Các triều đại sau này đều phong sắc cho tam vị. Hiện còn giữ được 31 đạo sắc của 14 lần phong tặng. Lần thứ nhất vào năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767). Lần thứ mười bốn vào năm Khải Định thứ 9 (1924).

Các đạo sắc phong cho Thành hoàng xã Mão Điền và xã Mão Điền Đông.


Số TT
Triều đại ban sắc cho   thần
Thời gian
Số bản cho mỗi
Đời vua
Niên hiệu
Ngày Tháng
Năm Âm lịch
Năm D.lịch
Đoài
Đông
1
Lê Hiển Tông
Cảnh Hưng 28
08‐08
Đinh Hợi
1767
1
1
2
Lê Hiển Tông
Cảnh Hưng 44
16‐05
Quý Mão
1783
3
1
3
Lê Mẫn Đế
Chiêu Thống 1
22‐03
Đinh Mùi
1787
3
1
4
Nguyễn Huệ
Quang Trung 4
24‐05
Tân Hợi
1791
0
1
5
Nguyễn Huệ
Quang Trung 5
22‐02
Nhâm
1792
3
0
6
Nguyễn Quang Toản
Cảnh Thịnh 1
29‐10
Quý Sửu
1793
3
0
7
Nguyễn Quang Toản
Cảnh Thịnh 4
21‐05
Bính Thìn
1796
0
1

8
Nguyễn Quang Toản
Bảo Hưng 2
17‐05
Nhâm Tuất
1802
0
1
9
Nguyễn Dực Tông
Tự Đức 6
16‐05
Quý Sửu
1853
0
1
10
Nguyễn Dực Tông
Tự Đức 7
03‐07
Nh.
Giáp Dần
1854
1
0
11
Nguyễn Dực Tông
Tự Đức 33
24‐11
Canh Thìn
1880
1
1
12
Nguyễn Cảnh Tông
Đồng Khánh 2
01‐07
Đinh Hợi
1887
1
1
13
Nguyễn Duy Tân
Duy Tân 3
11‐08
Kỷ Dậu
1909
1
1
14
Nguyễn Hoằng Tông
Khải Định 9
25‐07
Giáp
1924
3
1






20
11

Ghi chú: Thông thường mỗi lần cả ba vị thành hoàng đều được phong chung một đạo (bản) sắc. Nhưng cũng có những lần ba vị được phong riêng, mỗi vị một đạo.

MỸ TỤC KHẢ PHONG
(Bảng vàng, triều Tự Đức trao cho Mão Điền)

Phần tiếp theo Chương 3: Một làng cổ điển hình -Phần 1
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!



  • Bình luận Blog
  • Bình luận Facebook

1 nhận xét:

Item Reviewed: [Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 2 - Phần 3) Rating: 5 Reviewed By: Unknown