728x90 Banner

Tin mới
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Lá phiếu với trách nhiệm công dân

Ngày 22-5-2016, là ngày hội của toàn dân, ngày cử tri cả nước thực hiện quyền và trách nhiệm công dân thông qua lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.


Đây là sự kiện chính trị - pháp lý-dân chủ sâu rộng, có nghĩa quan trọng của đất nước được tổ chức sau thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ bé nhỏ, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được quyền đó... Vì vậy, đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi cử tri”. Người căn dặn “…dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc quê hương,đất nước” Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân… Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND (gọi chung là đại biểu dân cử) là dịp để người dân thể hiện quyền làm chủ của mình thông qua lá phiếu bầu, trực tiếp lựa chọn những người có đủ đức, đủ tài xứng đáng đại diện ý chí, nguyện vọng của nhân dân bầu vào cơ quan quyền lực nhà nước các cấp, thiết thực góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Mỗi cử tri khi tham gia bầu cử không những là niềm vinh dự được thực hiện quyền dân chủ mà còn là nghĩa vụ công dân, thể hiện trách nhiệm chính trị của mình đối với vận mệnh đất nước,. Mỗi lá phiếu của cử tri đều mang sứ mệnh cao cả là “viên gạch hồng” góp phần dựng xây Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Thực tế qua nhiều cuộc bầu cử, vẫn còn một số cử tri ít quan tâm, lơ là với việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. nhờ người khác bầu hộ, thậm trí không tham gia bỏ phiếu. Khi đi bầu, cử tri không tìm hiểu kỹ về tiểu sử các ứng cử viên, không căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu để so sánh, lựa chọn người thực sự tiêu biểu đại diện cho ý chí và nguyện vọng chính đáng của mình và của nhân dân tham gia vào cơ quan dân cử. không tự mình đi bầu cử là tự mình bỏ quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình, đối với quê hương ,đất nước, với dân tộc. Để bảo đảm cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp thành công, mỗi người dân đều hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc bầu cử, quyền lợi và trách nhiệm của cử tri, những quy định cụ thể về quy trình và thể lệ bầu cử., , trên cơ sở đó lựa chọn những ứng cử viên đủ tiêu chuẩn, thật sự tiêu biểu làm đại diện của dân tại cơ quan dân cử ở địa phương và Trung ương. Với quyền và nghĩa vụ của mình ,mỗi Cử tri cần tự mình tham gia bầu cử, nghiên cứu kỹ tiêu chuẩn đại biểu, cơ cấu cần thiết của Quốc hội, HĐND các cấp, số lượng ứng cử viên và số đại biểu được bầu tại đơn vị bầu cử. Cần cân nhắc, lựa chọn những ứng cử viên thật sự tiêu biểu, có kiến thức, năng lực phản ảnh được ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân với cơ quan dân cử tại trung ương và địa phương. Chất lượng đại biểu dân cử có vị trí quan trọng quyết định chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp. Ngày 22/5/2016 cử tri cả nước tham gia thực hiện quyền công dân của mình đi bầu cử, trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ này đòi hỏi mỗi cử tri cần phát huy truyền thống yêu nước , tích cực tham gia bỏ phiếu, cân nhắc,sáng suốt lựa chọn kỹ lưỡng, bầu đủ số lượng đại biểu được bầu thuộc đơn vị mình, phấn đấu là những công dân có trách nhiệm đối với quê hương ,đất nước.


Đài truyền thanh xã Mão Điền
  • Bình luận Blog
  • Bình luận Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: Lá phiếu với trách nhiệm công dân Rating: 5 Reviewed By: Unknown