CHƯƠNG 3: MỘT LÀNG CỔ ĐIỂN HÌNH
(Phần 4)
Nhằm ràng
buộc tất cả các thành viên trong
làng theo một
khuôn khổ, kỷ cương, người ta đặt ra hương ước.Đỗ đại khoa được biếu một thủ lợn
Hương ước Mão Điền lập ngày 19 tháng Tám năm Tự
Đức thứ 35
(1881). Sau đó được bổ xung vào các năm Duy Tân 6 (1912), Bảo Đại 10 (1935). Hương ước gồm 31 điều. Trong nguyên bản, các điều không được đánh số thứ tự mà ở đầu chỉ ghi Nhất điều. Hết một điều ghi Vi
lệ hoặc
Tư
giao. Hương
ước không sắp xếp theo loại mục vấn đề, thường là bàn đến đâu ghi đến đó. Chữ viết cũng không phải một người. Nói chung là lộn xộn, thiếu khoa học.
Những quy
chế ghi trong Hương ước có mấy điểm đáng chú ý sau đây :
1
– Triều đình lấy chức tước làm trọng.
Làng xóm lấy tuổi tác làm trọng. Vì vậy
khi làng có việc thì ai hơn tuổi ngồi trên, không được lộn xộn.
2
– Những người 50 tuổi trở lên cứ 5
năm một lần thăng lão, phải biện một
số tiền làm lễ thần sau đó đãi cả làng từ 18 trở lên. Riêng các cụ ngoài 70 tuổi
trở lên được miễn, không phải đóng góp.
3
– Người bản xã vọng quan viên, tên tuổi được ghi vào sổ làng, phải nộp 10 quan tiền
và 30 quả cau đẹp. Vọng quan viên rồi mới được ra đình dự lễ.
4
– Hằng năm vào dịp Nhật tịch (tháng
Hai và tháng Tám) những người được cỗ biếu
là :
‐ 70 tuổi trở lên
được biếu mỗi người một cỗ
‐ Đỗ đại khoa được biếu một thủ lợn
‐
Đỗ tú tài, xuất đội, chánh quản mỗi
người được biếu một cân thịt lăm.
‐ Cai phó tổng,
chánh phó lý mãn lệ một cỗ / người.
‐
Người
giữ đồ thần : hai cỗ.
5 – Những người trúng cử lý trưởng, phó
lý phải trình diện làng 20 quan tiền.
Lý phó trưởng
được thu thóc bảo vệ đồng điền, nhưng nếu bất cẩn làm mất hoa mầu phải bồi thường dân.
Số thóc thu được phải trích mỗi năm 8 tháng nộp cho làng chi dụng.
6 – Lý, phó trưởng vì lý do gì đó không
làm việc đủ kỳ hạn thì mỗi năm còn thiếu nộp 15 đồng xung công. Nếu không nộp,
không được hưởng chế độ ưu đãi.
7 – Con gái hoặc con gái nuôi lấy chồng
phải nộp cheo . Lấy chồng làng nộp 10
đồng. Lấy chống khác làng nộp một đôi mâm đồng nặng 7 cân và 30 quả cau.
8 – Người nơi khác táng mộ trên địa phận xã, phải trình báo lý trưởng và biện lễ : Tiền
5 quan, gà 1 con, xôi 1 mâm và trầu rượu.
Nếu không nộp,
lý dịch chịu trách nhiệm bồi thường.
9 –
Khi có thông sức lấy lính, lý trưởng
cùng cả làng hội bàn thỏa thuận, quyết định đích danh. Nếu tên ấy mưu lấy kẻ
khác thay
thế thì làng không chấp nhận, cùng kêu quan trên,
cứ tên ấy phải vào binh ngạch. Đi lại phí tổn bao nhiêu dân làng
cùng chịu.
10 – Mỗi người đi lính được ấy 4 mẫu 5
xào ruộng. Nếu may mắn được hoãn thì mỗi tháng nộp trả làng 4 thúng thóc tẻ
(khoảng 50 kg) làm của công. Nếu đi lính chưa đủ niên hạn hoặc trốn mất tích
thì cứ truy vào thân nhân, thu mỗi tháng 4 thung, trả cho người đi lính kế tiếp.
11 – Trong xã có việc xảy ra để cấp trên
về điều tra, đối thúc, bắt lý dịch khai báo căn cước thì phí tổn bao nhiêu người gây ra (hoặc thân nhân) phải chịu.
12– Người nào thiếu sưu thuế sẽ bị xóa tên trong sổ làng, cho làm dân ngoại
tịch. Phí tổn bao nhiêu cả làng chịu.
Ở Mão Điền còn những tập tục và kiêng kị không thành văn bản nhưng lại được dân chúng tuân thủ nghiêm túc từ đời này qua đời khác. Có thể đơn cử :
‐
Tục
đóng bốn : Tức là mỗi mâm cỗ chỉ có bốn người
ăn. Theo giải thích của địa phương, ngồi như thế là vuông (chuông), là lịch sự,
đúng phong cách cổ nhân “Bốn cụ ngồi một
cỗ, cụ đủ điều, cụ chẳng sợ ai”. Cho đến nay tục này vẫn không thay đổi.
‐
Tục
trả giầu (trầu) : Người con gái bị ép, đã hứa hôn, nhận
trầu cau của nhà trai, vẫn có thể hủy bỏ sự ràng buộc ấy. Họ đem đến trả nhà
trai một số tiền xấp xỉ tiền ăn hỏi gọi là trả giầu. Hành động
này coi như lời tuyên bố chấm dứt quan hệt đôi bên :Tủi hồng hận cốm bao năm/ Trầu cau đem trả, môi ăn chẳng hồng (Trả giầu
– Thơ Nguyễn Phan Hách). Nhờ tục lệ này mà các cô gái có một khoảng tự do
nhất định trong hôn nhân. Họ có quyền lựa chọn bạn trăm năm, không hoàn toàn phụ
thuộc vào “ cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.
‐
Tục
cất ngôi trừ ngoại : Người bị cất ngôi trừ ngoại sẽ bị mất
hết tư cách thành viên, không có quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa trong cộng đồng. Thậm chí còn không được
công nhận quan hệt ruột già thân thích, kể cả khi sống lẫn khi chết. Đây là
hình phạt cao nhất cho một tập thể gia đình, dòng họ hay làng xóm đối với cá
nhân, khi cá nhân này phạm tội lỗi nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến thanh danh
gia tộc, làng xóm. Tất nhiên tục này chỉ là hình thức răn đe, rất ít khi được sử dụng.
‐
Kiêng
phạm phòng : Đã
có trường hợp chú rể do lo liệu, cưới xin vất vả, căng thằng, đêm động phòng
hưng phấn quá mức, bị chết “bất đắc kỳ tử”, gọi là phạm phòng. Cho nên ở Mão Điền
trước đây đêm đầu cô dâu thường giữ bạn gái ( phù dâu) ngủ chung mà không ngủ với
chồng. Đây là biện pháp phòng ngừa điều bất hạnh trên một cách hiệu quả, không
phải dùng đến thủ pháp châm huyệt của y học mà phần lớn các cô gái mới lớn, vì
e thẹn xấu hổ không dám thực hiện.
‐
Kiêng
gọi nhát gừng : Khi gọi nhau, sau tiếng ơi phải gọi
tiếp bằng tiếng ởi : “ Hà ơi, Hà ởi”. Kiêng gọi nhát gừng , dóng một, đứt quãng
… vì đó là tiếng gọi của…ma.
‐
Kiêng
trồng cây cổ thụ trước nhà : Vì cây cao to là
nơi ẩn nấp của ma quỷ, dễ bị Thiên lôi (sét)
đánh.
‐
Kiêng
đặt hoành nhà ngược chiều: Hoành nhà còn gọi là đòn tay phải xếp
tre (gỗ) sao cho ngọn cùng hướng với ngọn, gốc cùng chiều với gốc. Ngụ ý tránh
sự tráo trở, quay quắt. Đây cũng là một trong những phép phản chủ của thợ mộc xưa.
Ngoài
ra còn : Kiêng tắt lửa ngày Tết Nguyên
đán, kiêng ra ngõ gặp gái, kiêng dựng các dụng cụ làm đất như mai , cuốc , xẻng
trước cửa; kiêng thịt chó đầu tháng v.v… kể không hết.
Phần tiếp theo Chương 3: Một làng cổ điển hình -Phần 5
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét