CHƯƠNG 3: MỘT LÀNG CỔ ĐIỂN HÌNH
(Phần 1)
Buổi đầu thành lập Mão Điền được gọi là trang.
Trang
là làng ở vùng
đất thấp, trũng nhưng đã được xử lý về nước. Nó là bộ phận phát sinh của các làng gốc xuất hiện muộn. Dần dần từ trang mờ nhạt và được thay bằng từ làng hay xã. Mão Điền trang nay chỉ còn được nhắc đén trong thần phả hay một vài câu đối ở Đình.
Xã là tổ
chức hành
chính cấp cơ sở. Các nhà nghiên cứu thầy từ xã được dùng phổ
biến trong
các văn kiện nhà nước từ cuối thế kỷ thứ X. Cấp lãnh đạo trực tiếp của xã là
huyện.
Đến sau này lại có cấp trung gian giữa huyện và
xã
là tổng.
Xã Mão Điền thuộc tổng Mão (Thượng Mão), huyện Siêu Loại, phủ Thuận An đời Lê, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Tổng Thượng Mão có 11 xã, 10
xã (Đại Mão, Đông Miếu, Thụy Mão, Dực Vi, Nghĩa Vi, Lam Cầu, Bình Cầu, Thượng Trì, Ngọ Xá) là Thượng
tổng. Riêng Mão Điền là hạ
tổng. Phải
chăng đấy là một bằng chứng về sự thành lập muộn của Mão Điền?
Dưới xã
là xóm (hay thôn). Mão Điền có 14 xóm, tên gọi như
sau:
2 - Xóm Cả (Cao Đại thôn)
3 – Xóm Ngòi ( Đa Phú thôn)
4 – Xóm Hồ
( An Lãng thôn)
5 – Xóm Đình (Đại Đình thôn) 6 – Xóm
Ba (Thịnh Phú thôn)
7 – Xóm Mận (Hưng Thịnh thôn) 8 – Xóm
Lũy( Cổng Lũy thôn)
9 – Xóm Hậu hay xóm Ngõ Nghè ( Đức Hậu
thôn) 10 – Xóm Tủng ( Thái Lạc thôn)
11 – Xóm Táo (Đông Yên thôn)
12 – Xóm Công ( Đông Công thôn)
13 – Xóm
Nội A ( Gia Hội thôn)
14 – Xóm Nội B (
Đông Phú thôn)
Trừ các xóm
Công, Nội, Táo đứng tách nhau hơi xa, mười xóm khác tập trung thành một khu dân cư
đông đúc.
Quanh các xóm nơi
tiếp giáp với cánh đồng hoặc đường giao thông liên
xã, người ta đào hào sâu, đắp lũy cao như một bức thành. Trên thành lũy trồng tre gai ( loại tre nhiều gai góc) ken dày vơi dây mây, dây mái. Dưới hào nước ngập thả chông tre. Độ dài của bức thành trên 3000 mét, hình thước thợ, chạy theo hướng Đông – Tây và Bắc ‐ Nam. Cách nhau khoảng 300 – 400 mét lại mở một cổng. Tính từ đông sang tây là cổng Hậu, cổng Lũy, cổng Mận. Từ Bắc xuống Nam là cồng Bàng, cổng Miếu… các cổng này đều được xây gạch chắc chắn, cao rộng và có cánh bằng gỗ lim, vừa tiện lợi cho dân đi lại, vừa thuận tiện việc canh phòng, kiểm soát.
Người xưa quan niệm thần linh bằng sức mạnh mầu nhiệm, là lực lượng quan trọng bảo vệ an ninh cho dân
chúng. Bởi vậy giữa làng và bốn gọc làng Mão Điền đều có thần trấn giữ gọi là “ ngũ phương quan trấn” hay “ ngũ phương địa mạch thần quan”. Các vị thần này được dân làng lập miếu thờ, coi như bộ hạ của thành hoàng. Phía đông có đền Quan Chánh Đông nay ở địa phận xóm Táo. Phía Tây có
đền Quan chánh
Tây nay ở gần Nghè. Đền quan chánh Bắc ở đầu xóm Hậu, Đền Quan chánh Nam ở xóm Nội. Vị thần cai quản trung ương thì được thờ ở xóm Ba gọi là Quan chánh Trung.
Ngũ phương quan chánh có ngũ phương quan phó. Quan phó
cũng được các xóm lập đền thờ. Do vậy xóm nào cũng có một nơi từ sở gọi là điếm. Sau này khi “ nhà
thánh phụ phong
thư”, chỉ ra các địa điểm linh thiêng, thì hầu như nhà nào cũng có ngôi miếu nhỏ thờ thần địa mạch hoặc Táo Quân. Vào ngày
sóc, vọng hàng
tháng, nhà nhà đều
thắp hương cúng vái. Tiếng chiêng, tiếng trống vang rộn khắp làng. Với sự bảo trợ của thần linh và công sức con người, làng Mão Điền ngày xưa mang hình dáng một pháo đài. Đó là biện pháp bảo vệ dân cư, làng xóm hữu hiệu, chống lại sự tấn công, cướp bóc thường xảy ra dưới thời phong kiến. Nước có thể mất, làng không thể mất là vì thế. Đường xá trong làng đa phần được lát gạch hay vỉa gạch nghiêng, hai bên có
cừ tiêu nước. Đường qua địa phận xóm nào xóm ấy quản lý và có trách nhiệm tu sửa.
Vào dịp đầu xuân đâu đâu cũng có lệ xẻ cừ, sửa đường, phát quang bụi rậm, bảo vệ sạch sẽ cho môi trường. Ở ngoài đồng người ta làm những nhà cột đá, mái ngói gọi là nhà cầu cho dân trú mưa, trú nắng khi đi cày, cấy. Mãi sau này vẫn còn Cầu Cổng Lũy, Cầu Mới, Cầu Thung, Cầu Giếng Nội. Ấy là phương pháp khôn ngoan nhất chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Phần tiếp theo Chương 3: Một làng cổ điển hình -Phần 2
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét