CHƯƠNG 3: MỘT LÀNG CỔ ĐIỂN HÌNH
(Phần 2)
Làm nhà là một
trong ba việc lớn (tam đại sự) được người Mão Điền hết sức quan tâm. Lại cho rằng :” Sống mỗi người một nhà, già mỗi người một mồ” nên nếu chưa làm nhà, lấy vợ cho con thì bố mẹ chết chưa vui lòng nhắm mắt. Nhà ở tùy gia phong kiệm. Giàu thì nhà gỗ, lợp ngói. Nghèo thì nhà
tranh vách đất.
Tuy nhiên phải là
gỗ, tre già ngâm
kỹ mới dùng. “ Lấy vợ hiền hòa, làm nhà hướng Nam “ . Hướng Nam mát mẻ là hướng tốt nhất. Song phải tránh góc ao, đao đình đâm thẳng vào chính giữa nhà và kiêng khuyết hậu (thiếu hụt phía sau) nên đôi khi cũng chọn hướng đông hoặc đông nam. Dù hướng nào chăng nữa thì nhà cũng cần cao ráo, sạch sẽ.
Người Mão Điền sống không xa nhà, chết không xa làng. Dầu làm ăn sinh sống nơi đâu cũng không quên quê hương bản quán.
Trước nhà
thường có sân phơi, vườn cây, ao cá. Cành
nhà và đằng sau
là bếp núc, chuồng lợn, chuồng gà, cây rơm…
Mỗi năm ít ra phải có mặt ở làng một lần vào dịp Tết Nguyên Đán để tảo mộ và thờ cúng vong linh tiên tổ. Đến khi trăm tuổi về già, hạnh phúc nhất là được chôn cất ở nơi chào đời, nằm cạnhh ông bà, cha mẹ.
Xa xưa Mão Điền có tổ chức Giáp và Phường. Di tích khu ruộng mang tên Bát Giáp
chứng tỏ đã có thời tám giáp tồn tại. Sau khi chia ra làm
hai làng, số giáp
là chín. Làng Đông
có bốn Giáp là
Giáp Đông, Giáp Đoài, Giáp Nam và Giáp
Bắc. Làng Đoài không gọi là Giáp mà gọi là Dâu. Có năm Dâu : Nhất, Nhị, Ta, Tứ, Ngũ.
Giáp không phải
là đơn vị hành chính mà là tập hợp một bộ phận người để bảo vệ, canh phòng và nhất là lo các việc tế tự nên còn gọi là giáp đương cai.
Đến năm 1921, khi thi hành
nghị định cải lương thì gipá bị xóa bỏ, thay thế bằng tộc biểu. Mỗi tập hợp biểu có từ 25 – 30 người từ 18 tuổi trở lên là nam giới. Những người
này cùng một họ nên gọi là tộc biểu. Trường hợp nếu họ nhỏ không đủ người thì liên kết với họ khác thành biểu. Biểu là hình thức đại cử tri được cử người đại diện bầu các chức danh ( lý trưởng, phó lý trong xã).
(Ở Thụy Mão hình thức tổ chức cũng là Giáp. Trước có hai Giáp là Giáp Đông và Giáp Tây. Sau thêm Giáp Trung. Đến ngày cải lương lập thành sáu biểu. Năm 1920‐ 1921, Thụy Mão chuyển từ bờ sông vào trong đê. Do đó có xóm Bến và xóm Làng).
Phần tiếp theo Chương 3: Một làng cổ điển hình -Phần 3
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét