CHƯƠNG 3: MỘT LÀNG CỔ ĐIỂN HÌNH
(Phần 3)
Bộ phận thường trực của kỳ mục là lý
dịch đương thứ, hương
trưởng, trương tuần, quản xã. Công việc của họ là thu thuế, giữ gìn an ninh trật tự thôn xã, bảo vệ tính mệnh và tài sản của dân. Lý trưởng được cấy 2 mẫu ruộng. Các chức danh khác được thù lao bằng thu thóc nghĩa sương do dân đóng góp.
Hội đồng cải lương lập theo nghị
định năm
1921 của nhà nước bảo hộ, có nhiệm vụ và chức năng gần giống Hội đồng nhân dân ngày nay.
Hội đồng này gồm Chánh, phó hội, thư ký, thủ quỹ, trưởng bạ.
Tất cả bô lão, kỳ mục, lý dịch ấy được ngồi theo thứ tự ở bên đông
đình. Dân đinh,
trai tráng không chức
tước ngồi bên tây
đình. Bên đông
là đàn anh được coi trọng. Bên tây là đàn em phải gánh vác, phục dịch. Phần ăn, cỗ biếu cũng theo thứ bậc đông tây mà ban phát. Tất nhiên phần thiệt thòi, lép vế là ở dân đen. Vì vậy nhiều người tức khí bỏ tiền ra mua
lấy chức danh lý trưởng,
phó lý, thư ký, trưởng bạ. Mua lấy “tiếng” thôi chứ không có thực quyền. Để có chỗ ăn, chỗ ngồi, để khỏi phu phen tạp dịch nhiều nhà bán hết ruộng nương, lâm vào nghèo khổ!
Ngoài các hạng
chức sắc kể trên, Mão Điền còn một hạng nữa được coi trọng là chủ
tế hay quan đám. Họ
chính là người
thay mặt dân trực tiếp giao thiệp với thần linh.
Trong khi ở Thụy Mão chức tế chủ giao lần lượt cho người đến tuổi quy định, mỗi giáp một vị thì Mão Điền muốn được chức danh ấy phải tranh cử. Tiêu chuẩn là phu phụ song toàn, tử tôn hưng vượng, không mắc đại tang, không can án.
Hằng năm vào ngày 23 tháng Chạp, người ứng cử phải biện trầu rượu lễ thần và trình dân. Sau đó chiếu theo tiêu chuẩn mà lựa chọn. Nếu có hai người ngang nhau về các mặt thì ai hơn tuổi sẽ trúng cử. Nếu cả hai cùng tuổi, không nhường nhịn nhau thì mỗi người thắp hương nửa năm.
Trong bản danh sách 111 năm (1844‐1954) của đình Đoài có 114 người vì ba năm có hai tế chủ cùng phụng sự.
Được làm tế chủ rồi, vẫn có nguy cơ phải thải thôi, ấy là trường hợp bố mẹ, vợ con chết. Kỵ nhất tế chủ đương nhiệm mà vợ chửa. Trường hợp này phạm tội bất kính, uế tạp cửa thánh, phạt rất nặng. Do đó đã làm tế chủ thì ít khi ở nhà.
Tế chủ được cấy 2 mẫu 4 sào ruộng làng. Nhưng lo được tế chủ cực kỳ tốn kém.
Theo quy định
của Mão Điền Đông, không kể đèn nhang thờ thần quanh năm, tế chủ phải khao quan viên vào
ngày 9 tháng Hai gọi
là tế chủ chỉnh lễ. Quy định lễ
vật như sau:
Lợn hai
con, thịt chín là
80 cân ( Lấy theo
cả lòng gan). Xôi
60 cân. Bánh mật
mỗi mâm bốn chiếc. Cơm, rượu đủ dùng.
Nếu làm lễ
tam sinh thì lấy
: thịt bò 40 cân,
gan, lòng bò 10 cân.
Thịt lợn
1 con 40 cân (lấy
cả lòng gan)
Đây là quy định
khao ở đình còn
trong nhà thì tùy nghi.
Gánh
vác nặng nề như vậy nên “mười ông tế đám,
tám ông sạt nghiệp”.
(Ở Thụy Mão lệ làng quy định : Ngày 27 tháng
Hai tế thánh. Hai
ông đám mỗi ông phải nuôi một lợn tượng. Đãi tư văn bốn cỗ, đãi bốn giáp bốn cỗ. Tám cỗ này dùng tới 72 bát đĩa bày thịt và các thức ăn quý hiếm. Ngoài ra tế chủ còn phải trông nom, giữ gìn một báu vật là chiêng đồng đen do Cường quận công cung tiến. Để bảo vệ chiêng, nhiều người mất ăn mất ngủ. Cho nên họ ao ước :
“Bao giờ cho đến tháng giêng
Để làng vào đám khiêng chiêng trả làng”).
Phần tiếp theo Chương 3: Một làng cổ điển hình -Phần 4
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét