728x90 Banner

Tin mới
Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

[Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 1 - Phần 1)


(Để xem kích thước chữ phù hợp. Vui lòng nhấn dấu cộng hoặc trừ ở phần ngang tiêu đề. Trân trọng!)
CHƯƠNG 1: KIỂU ĐẤT RỒNG NẰM

Năm 1010 là năm có những sự kiện lịch sử trọng đại.
Đối với quốc gia Việt Nam, đó là năm dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, “ nơi hộ tụ của bốn phương trời đất, nơi tượng trưng của muôn đời đế vương” ( Chiếu dời đô ).
Đối với xã Mão Điền, đó là năm thành lập làng. Người thúc đẩy tiến trình những sự kiện trên là vua Lý Công Uẩn , tức là Lý Thái Tổ, vị vua đầu tiên của Vương triều Lý và quốc gia Đại Việt.
Lý Công Uẩn (974‐ 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, nay là xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Thuở nhỏ làm còn nuôi nhà sư Lý Khánh Văn. Lớn lên, nhờ tài năng đột xuất, trở thành một nhân vật quan trọng trong triều đình nhà Tiền Lê, với chức Tả Thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Năm 1009, khi vua Lê Ngọa Triều chết, ông được một số quan lại, nhà sư và tướng lĩnh đồng tình ủng hộ, đưa lên ngai vàng, lập ra nhà Lý.
“ Việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long chứng tỏ một tầm nhìn khác hẳn trước của người lãnh đạo nhà nước phong kiến tự chủ. Đã bắt đầu nhìn xa trông rộng, biết đón trước xu thế lịch sử, biểu hiện qua vic chn mt địa đim mi là Kinh Đô và đặt nó trong mi quan hmt thiết vi chiu hướng phát trin ca Tquc “ ( Từ đin Văn HcTp 1).
Cùng năm ấy, tháng hai, mùa xuân ( 1010) , xa giá nhà vua đến Châu Cổ Pháp, yết lăng Thái Hậu, sai các quan đo đất vài mươi dặm đặt làm Cấm Địa sơn lăng. Nhân dịp ấy ban tiền và lụa cho các kỳ lão ( Việt sử thông giám Cương mục).
“ Đình Bảng là đất thang mộc của các vua nhà Lý. Ruộng sơn lăng được đặt ra nhằm lấy thu hoạch chi phí vào việc thờ cúng tổ tiên các họ vua. Căn cứ vào nguồn sử liệu thực địa, chúng ta có thể thấy ruộng sơn lăng gồm hai phần : một khu ruộng mộ và một khu ruộng thờ. Các vua nhà Lý đều được chôn cất ở địa phận lăng Cổ Pháp này, do đó ở đây có 32 mẫu ruộng mộ ( mỗi lăng 4 mẫu ) “ và một số ruộng thờ khá lớn. Theo các bia Cổ Pháp điện tạo bi khắc năm Hoằng Định thứ tư (1604) và Đình Bảng điện bi khắc năm Hoằng Định thứ năm (1605) dựng ở giữa khu cấm địa Đền Đô thì “ do bọn cường hào xâm lấn, ngăn cản nên từ lâu khu lăng miếu bị bỏ hoang rậm”. Nay chúa Trịnh Tùng cho phép “ lấy 284 mẫu ruộng của xã làm ruộng thờ Đền Đô như cũ “.
Làm một phép cộng đơn giản số ruộng mộ với số ruộng thờ, ta được tổng diện tích khu Cấm địa sơn lăng là 316 mẫu Bắc Bộ hay 113,76 ha. Đây là số ruộng thức có theo văn bia ở thế kỷ XVII, nghĩa là sau gần 600 năm kể từ năm Lý Công Uẩn cắm đất làm Cấm địa sơn lăng. Chc chn srung đất bui đầu nhà Lý trc tiếp qun lý này, nếu không nhiu hơn thì cũng không ít hơn srung đất mà Trnh Tùng ly ra trli cho vic thcúng Đền Đô sau này, như văn bia còn ghi được” ( Trương Hu Quýnh : Chế độ rung đất Vit Nam thế kXI – XVIII ).
Với số ruộng đất to lớn như vậy bị chính quyền nhà Lý trưng dụng, buộc một số dân ở Đình Bảng phải dời bỏ nơi chôn rau cắt rốn để ra đi. Đó là nguyên nhân thành lập làng Xuân Lai và làng Mão Điền (1).
(1) Việc dịch chuyển dân cư dưới triều Lý, ngoài lý do bị chiếm đất còn có thể nghĩ đến áp lực dân số và việc tân triều vươn ra nắm những vùng đất mới, những ô trũng, như Thục Phán đã làm trước đây với Cổ Loa, Chạ Chủ, Quậy ( Quậy ủ chủ tươi/ Quậy cười chủ khóc ) – Ý kiến giáo sư Trần Quốc Vượng.

Làng Xuân Lai thuộc xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh là một làng trù phú nằm cạnh dòng sông Đuống. Từ rất xa xưa dân làng Xuân Lai, ngoài nghề làm ruộng còn có một nghề đặc biệt là làm các đồ dùng bằng tre như gậy, lao màn, ống xì đồng (còn gọi là ống thũng). Với bàn tay khéo léo, người Xuân Lai đã biết uốn những cây tre vốn nhiều dáng vẻ tự nhiên thành những chiếc gậy thẳng thớm và cứng rắn. Lại vẫn người Xuân Lai biết dùng lửa hun khói làm cho tre vừa dễ uốn, vừa có mầu đen vàng mun, chống chọi được với sâu mọt, vốn là loài côn trùng nhiệt đới, có sức phá hoại ghê  gớm đối với đồ vật bằng tre, gỗ.
Trong kho tàng văn học dân gian xứ Bắc, không thiếu những câu phương ngôn ca ngợi sản phẩm của Xuân Lai như :
Về Bảo Tháp xơi dưa, dừa, dứa
Tới Xuân Lai sắm thúng, thũng, thùng.
Hoặc:
Liềm Rào, dao Vát, bát Cầu Cậy, gậy Xuân Lai
Cây gậy Xuân Lai có sự tích gắn liền với mối thù truyền kiếp của Xuân Lai đối với nhà Lý. Truyền thuyết ở đây kể rằng :
Dân ta là đất Xuân Lai
Vì chưng họ Lý mới dời về đây.

Một bài vè còn sót lại đôi câu cho biết dân Xuân Lai trước đây vốn ở làng Báng ( Đình Bảng). Khi Lý Công uẩn sai cắm đất làm cấm địa sơn lăng thì họ phải di chuyển đến vùng đất ven sông Đuống thuộc huyện Gia Bình lập ra làng Xuân Lai. Tuy đã an cư lạc nghiệp ở đây bao nhiêu đời nhưng người Xuân Lai, hết thế hệ này sang thế hệ khác, vẫn truyền cho nhau mối thù với họ Lý.
Thù này ắt hẳn còn lâu
Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què!
Khác với Xuân Lai, dân Mão Điền khi rời Đình Bảng ra đi, hình như được nhà nước bảo trợ, nên trong truyền thuyết thành lập làng, người Mão Điền không hề oán trách nhà Lý. Trái lại đôi lúc còn tự hào vốn là người rừng Báng quê vua.
Một câu hỏi được đặt ra : Tại sao những người dân di cư buổi
ấy lại chọn Mão Điền chứ không phải là nơi khác?

Phần tiếp theo Chương 1: Kiểu đất rồng nằm. -Phần 2
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!
  • Bình luận Blog
  • Bình luận Facebook

1 nhận xét:

Item Reviewed: [Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 1 - Phần 1) Rating: 5 Reviewed By: Unknown