728x90 Banner

Tin mới
Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2015

[Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 1 - Phần 2)


(MaoDienNews) - Có ba lý do. 
Lý do thứ nhất nằm ngay trong bản thân tên làng Mão Điền.
Những công cuộc khảo cứu của ngành Khảo cổ học đã cho biết Thuận Thành là vùng đất cổ, là cái nôi của người Việt. Dấu tích là những di chỉ có niên đại cách đây 3000 – 4000 năm, là bộ lạc Dâu ở Luy Lâu trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xứ Giao Châu thời Bắc Thuộc, nơi ra đời của Tứ Pháp với nhũng ngôi mộ Hán dầy đặc.
Đắc biệt dân cư ở bờ sông Đuống, sông Dâu khá đông đúc và đền thờ Lc Thị Đại Vương, nhng vị thn bách noãn, theo cha xung bin. Trong đó có làng Thy Mão ( còn gi là Thy Ngang ), thuc tng Thượng Mão, Huyn Siêu Loi.
Truyền thuyết làng Mão Điền kể rằng : Xưa kia địa dư làng rất rộng “ Thượng chí Thiên Đức Giang, hạ chí Bình Ngô xã “ . Nghĩa là bao gồm toàn bộ vùng đất từ bờ sông Đuống, qua Mão Điền, xuống tận An Bình ( Bình Ngô). Mão Điền là tên gọi làng mới do những người di cư từ Đình Bảng tới lập nên. Mão là Thụy Mão. Điền là ruộng. Mão Điền nằm trên ruộng làng Thụy Mão. Đấy chính là vùng đất trũng ( chằm) chưa khai phá, tiếp giáp với làng Ngăm Điền ( nên có tên là Chằm Ngăm). Đất đai trũng dễ cho vịêc trồng cây lúa nước. Dân cư không đến nỗi thưa thớt vắng vẻ. Vị trí không quá hẻo lánh. Quả thực đó là vùng đất lý tưởng cho việc định canh định cư thuở ấy.

Lý do thứ hai : Khoảng cách từ Đình Bảng đến Mão Điền chừng hơn 30 km, không quá xa đối với khách đi bộ ngày xưa. Những người di cư vẫn có thể về thăm mồ mả, tổ tiên ở làng cũ, sau đó quay lại nơi ở mới. Vừa đi vừa về không quá một ngày. Giữa hai quê, không dễ gì tìm được khoảng cách tối ưu như thế 

Lý do thứ ba là lý do quan trọng nhất: vị trí địa linh của Mão Điền. Người Đình Bảng tin rằng họ ở trên mảnh đất mang hình con nhện. Đó là huyệt đất quý, phát tích Đế Vương. Phải dời làng đi, họ muốn làng mới cũng có hình đồ phong thủy tương đương như vậy.


Hoặc chí ít cũng được an cư lạc nghiệp. Vùng đất Mão Điền đáp ứng phần nào đòi hỏi đó. Nhà địa lý mách bảo đây là kiểu đất rồng nằm trên ruộng ( hiện long tại điền ) . Tuy không phát tích đế vương nhưng được nhiều người, lắm của.
Theo các bậc cố lão, ngày xưa Mão Điền có núi, có sông “ Núi làng Chằm cách ngon răm tới trời “. Núi cao quá đến nỗi vua ở Kinh Đô cũng nhìn thấy. Vua quở, thế là núi đổ xuống lấp kín con sông. Phần núi còn sót lại, sau gọi là Bãi Cao ( Địa điểm nghĩa trang liệt sỹ). Con sông bị lấp vẫn còn di tích là con ngòi chảy từ Ngủm, qua cổng Hồ xuống Chuôm Bến, Cầu Vực rồi đổ vào sông Bái Giang.
Dòng sông bị lấp, dân cư đã ở thành một xóm gọi là xóm Hồ, tên chữ là An Lãng thôn. Gần đýa có một cánh đồng vượt cao lên, đất cát pha, gọi là Bán Đọ. Có lẽ xưa là bến đò ( chữ Hán : Độ đầu)?
Con rồng nằm dài từ đầu làng (xóm Bàng) đến xóm Nội cuối làng. Đầu rồng hướng về phía Bắc. Mắt rồng là giếng Cả. Miệng rồng là giếng Ngòi. Rốn rồng là giếng Chùa. Đuôi rồng là giếng Nội. Giếng mắt rồng nước trong leo lẻo. Giếng miệng rộng và rốn rồng quanh năm không bao giờ cạn nước. Còn giếng đuôi rồng luôn luôn vùng vẫy nên lúc nào cũng đục ngầu. Ngoài dải đất kể trên, phía trong làng không đào được giếng. Hoặc giả cố đào thì chỉ được nước vàng khè và tanh lợm. Người ta bảo đó là máu thân rồng chảy ra !


Từ xưa, người Mão Điền đã rất tự hào về phong thổ của làng.
Vào thế kỷ XVIII, chín vị nho sỹ trong làng đã viết bài minh khắc vào bia đá, ca ngợi Mão Điền với những câu :
Kinh Bắc cảnh Siêu Loại Thuận An nhất Mão Điền Tả Nghi giang long nhiễu Hữu mão phụ hổ tuyền Ngật ngật sơn phù hậu Mang mang thủy tụ tiền…
Nghĩa là:
Xứ Kinh Bắc có huyện Siêu Loại
Mão Điền là một xã thuộc phủ Thuận An
Phía tả có con sông Nghi (1) như rồng uốn lượn Phía hữu có gò đống nơi hổ ngồi chầu
Núi cao sừng sững phía sau
Nước đọng mênh mông phía trước…


(1) Sông Nghi : Mượn tên con sông quê Khổng Tử
Chả khó khăn gì nhận lại dấu xưa, nếu đứng ở Miếu Hào nhìn về hướng Tây. Hướng của Miếu cũng là hướng trước mặt của làng. Phía ấy có cánh đồng mang tên Ngủm, Ao Ngăm, Ao Vối. Đó là những cánh đồng trũng. Mùa mưa nước ngập trắng xóa, trông mênh mông như biển. Nhìn về tay trái sẽ thấy dòng nước chảy vòng vèo qua làng như rồng uốn lượn. Nhìn về tay phải thấy những mô đất cao. Tùy theo hình thù mà có tên cái Chiêng, cái Trống, cái Mộc,

Cái Giáo, Lá CĐó chính là hình nh nhng con hngi chm chm chu vào làng vy. Còn rng núi Thiên Thai xa xa phía sau làng được coi là hu chm ( gi) ca Mão Đin.Cm nhn vthế đất rng nm trên rung ca làng, năm 1944, nhân Mão Đin đúc thành công pho tượng pht Cu Long, mt vị đại khoa trong tng đã tng Mão Đin bn ch“ KIN LONG TI ĐIN” . Chtrong Kinh Dch li hàm ý đất rng nm, đúc được tượng Cu Long. Quđa chiu và hàm súc.
Theo con mắt người xưa, hình thế Mão Điền đủ tiêu chuẩn “sơn thủy hữu tình”. Dĩ nhiên đã là ĐỊA LINH thì vế đối phải là NHÂN KIỆT. 

Phần tiếp theo Chương 2: Từ những cái ao thần kì -Phần 1
Bản mềm do người chuyển bản điện tử cung cấp.
Đề nghị không sao chép dưới mọi hình thức!

  • Bình luận Blog
  • Bình luận Facebook

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Item Reviewed: [Sách] Phong thổ Mão Điền (Chương 1 - Phần 2) Rating: 5 Reviewed By: Unknown